Chào mừng các bạn đến với Blog của sinh viên khoa dược
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm, ủng hộ và chia sẻ thông tin bài vở... với chúng tôi!

Thursday, July 25, 2013

VIDEO ÔN TẬP THỰC VẬT DƯỢC (HKI)

CÁC VIDEO ÔN TẬP THỰC HÀNH THỰC VẬT HỌC KỲ 1 ( gồm 10 phần )


NỘI DUNG QUI LUẬT LƯỢNG - CHẤT

NỘI DUNG QUI LUẬT LƯỢNG - CHẤT

Câu hỏi: Trình bày nội dung quy luật lượng chất. Ý nghĩa phương pháp luận. Lấy ví dụ minh họa. 

a.      Vị trí của quy luật:

Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển của sự vật trong thế giới.
b.     Tóm tắt nội dung:
Trong mỗi sự vật chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Lượng thường xuyên thay đổi, chất tương đối ổn định. Khi lượng thay đổi đến điểm nút, trong điều kiện nhất định thì chất sẽ thay đổi thông qua bước nhảy dẫn đến sự vật cũ được thay thế bởi sự vật mới. Ở sự vật mới (chất mới) lượng lại tiếp tục thay đổi … cứ như vậy làm cho sự vật không ngừng vận động, phát triển.
c.       Nội dung quy luật:
Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
-       Cái gì làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác thì đó là chất của sự vật.
-       Chất của sự vật chỉ bộc lộ thông qua các mối quan hệ
Ví dụ: Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thông qua mối quan hệ với người khác.
Ví dụ: Anh A sống tốt vì anh A giúp đỡ mọi người.
-       Chất của sự vật bộc lộ thông qua những thuộc tính của nó.
Ví dụ: ngoài những thuộc tính giống loài vật con người có thuộc tính khác với loài vật là: Biết chế tạo và xử dụng công cụ lao động.
-       Chất của sự vật không chỉ quy định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn tạo bởi phương thức liên kết.
Ví dụ: cũng là các phân tử các bon nhưng phương thức liên kết của than trì khác với phương thức liên kết của kim cương.
Lượng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, cũng như của các thuộc tính của sự vật.
-       Nếu như chất là cái làm cho nó là nó, thì lượng là cái chưa làm cho nó là nó
-    Ở đây chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn là lượng của sự vật, bởi vì chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn chưa làm cho anh A khác với anh B.
-       Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối, bởi sự phân biệt đó phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của sự vật với các sự vật khác.Ở mối quan hệ này thì là chất song sang mối quan hệ khác nó lại đóng vai trò là lượng.
-       Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
-       Bất kì sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt : lượng và chất. Chúng gắn bó hữu cơ với nhau, quy định lẫn nhau trong đó lượng là cái thương xuyên biến đổi, chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sự vật chuyển hóa, chất mới ra đời thay thế chất cũ.
*  Sự chuyển hoá cũng có thể diễn ra sau một quá trình tích luỹ những thay đổi về lượng trong một khoảng giới hạn nhất định, mới dẫn tới sự thay đổi về chất.
Thí dụ : Trạng thái (“chất”) của nước tương ứng với nhiệt độ t0C (“lượng”) của nó. Trong khoảng 00C < t0C < 1000C thì nước vẫn ở trạng thái lỏng (“chất cũ”). Chỉ khi tới giới hạn toC = 1000C và tiếp tục cung cấp nhiệt lượng để duy trì nhiệt độ đó, nước mới chuyển sang trạng thái hơi (“chất mới”). Khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật được gọi là độ.
Độ là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Phạm trù Độ cũng nói lên sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong thí dụ trên, khoảng từ 00C đến 1000C là đo tồn tại của nước ở trạng thái lỏng. (Lưu ý : phạm trù độ trong triết học khác với khái niệm độ trong đời sống hằng ngày). Tại điểm giới hạn (trong thí dụ trên là 00C và 1000C). Độ tiếp tục biến đổi tới một giới hạn nhất định để làm thay đổi về chất, sự thay đổi tại điểm tới hạn gọi là Điểm nút.
Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật phát triển thông qua những độ khác nhau, do đó tạo thành một đường nút của những quan hệ về độ trong quá trình phát triển. Tại điểm nút, sự thay đổi vế chất của sự vật được gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật. Sự chuyển hoá được thực hiện là do sự thay đổi về lượng trước đó của sự vật gây ra.
Bước nhảy có thể là bước nhảy tiến bộ, cũng có thể là bước nhảy thoái bộ, tuỳ theo sự tích luỹ về lượng trước đó trong các trường hợp cụ thể khác nhau.

Các hình thức của bước nhẩy

Bước nhầy đột biến là bước nhảy thực hiện trong thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu sự vật.
VD: lượng uranium 235 đuợc tăng đến giới hạn nhất định sẽ tạo ra vụ nổ nguyên tử.
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước băng cách tích lũy dân dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
VD: Từ chất của một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có quá trình tích lũy kiến thức nâu dài suốt 4 năm.
Căn cứ vào các hình thức của bước nhẩy có bước nhày toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
Bước nhảy toàn bộ là bước nhẩy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các yếu tố cấu thành sự vật.
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy thay đổi của những mặt những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
*  Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
d.     Ý nghĩa phương pháp luận:
-     Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
-     Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
-   Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy.
-    Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời.
-     Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chín muồi.

PHÂN TÍCH CÂY: CÂY DỪA CẠN

PHÂN TÍCH CÂY: CÂY DỪA CẠN

Loài Catharanthus roseus (L.) G. Don (Cây Dừa cạn)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) » Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) » Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae) » Bộ Trúc đào (Apocynales) » Họ Trúc đào (Apocynaceae) » Chi Catharanthus
*  Tên khác: Bông dừa, Hải đăng, Hải đằng.
*  Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don
*  Tên đồng nghĩa: Vinca rosea L.
*  Họ: Trúc đào (Apocynaceae)
*  Tên nước ngoài: Madagasca Periwinkle, Pervenche mangache.
1.  Thân cỏ nhỏ, mọc đứng, phân nhiều cành, cao 40-60 cm. Thân hình trụ có 4 khía dọc, có lông

THỰC HÀNH THỰC VẬT HKI

THỰC HÀNH THỰC VẬT HKI

THỰC TẬP THỰC VẬT:
Bài 1: MÔ MỀM - MÔ CHE CHỞ - MÔ NÂNG ĐỠ
I. Phương pháp cắt, nhuộm, vẽ vi phẫu
1. Phương pháp cắt:
       Chủ yếu là cắt ngang.
       Đối với thân cây: Đoạn thân đã trưởng thành. Cắt ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu.
       Đối với rễ cây: Cắt cách đoạn cổ rễ 0,5cm.
   + Khảo sát cấp 1: Rễ non.
   + Khảo sát cấp 2: Rễ già hơn.
       Phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy phiến.
   + Phiến rộng: Bỏ bớt phần thịt lá 2 bên, còn lại bề rộng 0,6 - 0,8cm.
   + Phiến hẹp: Không cần bỏ bớt phiến lá (Vd: lá thông thiên).
       Cuống lá: Khoảng giữa của cuống.
Chú ý:
+ Dao lam mới, khi cắt đặt dao lam thẳng góc với mẫu vật.
+ Độ dày lát cắt khoảng < 1mm.

TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CÁC HỌ THỰC VẬT

TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CÁC HỌ THỰC VẬT

-   Thân và lá phủ đầy lông nhám do có lông che chở đơn bào, mảng lông dày, có mụt và tẩm silic: Vòi voi.
-   Chất thơm: Bạc hà.
-   Cấu tạo cấp 1 nhưng có nhiều bó mạch kín xếp ko thứ tự à thân rất cứng: Cau.
-   Thân rễ à củ: Cói, Ráy (phát triển cộng trụ).
-   Rễ à củ: Rau răm, Hoa tán, Cúc (inulin), Khoai lang, Củ nâu.
-   Lá mọc đối: Sim, Măng rô (cuống hoa có đốt), Cúc (tụ hình hoa/ gốc), Mã tiền, Cà phê, Chùm ớt, Ô rô, Cỏ roi ngựa, Bạc hà (chữ thập).
-   Lá mọc cách hoặc mọc đối: Long não, Dâu tằm, Hoa chuông, Mõm chó.
-   Lá mọc cách hoặc mọc vòng: Trúc đào.
-   Lá mọc cách, mọc đối hoặc mọc vòng: Thầu dầu, Hành.

MÔ TẢ GIẢI PHẪU CỎ XƯỚC

Các bạn có thể tham khảo thêm trên trang Web http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/

Đặc điểm giải phẫu Cỏ Xước (Lớp Ngọc Lan): 
Rễ                           
Mặt cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ 4/5.
Vùng vỏ: Bần thường 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm; lớp ngoài thường bị bong rách. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật rất dẹt, vách cellulose. Mô mềm vỏ 6-8 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, xếp lộn xộn, chừa những đạo hay khuyết nhỏ.
Vùng trung trụ: Thường 3-4 vòng libe gỗ. Vòng libe gỗ chính ở vùng tâm vi phẫu, bị tia tủy chia thành 2-3 nhánh hình quạt, ít khi nhiều hơn; mỗi nhánh gồm libe ở trên, gỗ ở dưới; libe cấp 1 thành những cụm nhỏ, tế bào nhỏ, hình đa giác méo mó; libe cấp 2 nhiều lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm; tầng sinh

MÔ TẢ GIẢI PHẪU CỎ TRANH

Đặc điểm giải phẫu Cỏ Tranh (Lớp Hành):
Thân khí sinh
Vi phẫu hình bầu dục. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước nhỏ, hóa mô cứng. Mô cứng 1-2 lớp xếp thành vòng liên tục, tế bào hình chữ nhật đứng, kích thước lớn hơn tế bào biểu bì. Mô mềm vỏ đạo gồm 5-7 lớp tế bào hình tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, to hơn tế bào biểu bì rất nhiều, có nhiều khuyết. Vòng mô cứng 1-3 lớp tế bào hình đa giác vách mỏng, kích thước khá đều nhau. Nhiều bó dẫn sắp xếp lộn xộn từ bên ngoài vòng mô cứng vào trong

MÔ TẢ GIẢI PHẪU DÂM BỤT

Đặc điểm giải phẫu Dâm Bụt (Lớp Ngọc Lan)
Vi phẫu rễ hình tròn. Bần, 5-24 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Nhu bì, 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 3-5 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục. Trụ bì 1-2 lớp tế bào hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 hình đa giác, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, vách tẩm chất gỗ,

Wednesday, July 24, 2013

HÌNH THỰC HÀNH SINH HỌC TẾ BÀO

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HÀNH SINH HỌC TẾ BÀO
Dưới đây là file âm thanh cô Ngân hướng dẫn nè:


Còn đây là một số hình ảnh:

TẾ BÀO PROKARYOTE

TẾ BÀO PROKARYOTE
TẾ BÀO PROKARYOTE

 Sinh vật có cấu tạo TB gồm 2 loại:
-        TB chưa có nhân chính thức: (TB nhân sơ hay TB Prokaryote): nhân không có màng nhân, gồm TB của vi khuẩn và vi khuẩn lam.
-        TB có nhân chính thức: (TB nhân chuẩn hay TB Eukaryoteryote): nhân có màng nhân, gồm TB của tất cả sinh vật còn lại.
1.      Hình dạng và kích thước: Vi khuẩn (Bacteria) và vi khuẩn lam (Cyanobacteria) là SV có cấu trúc TB chưa có nhân chính thức.
-        Kích thước: nhỏ bé, chiều dài # 1 – 10mm,  chiều rộng # 0,2 – 1mm.
-        Hình dạng khác nhau:
Hình que – trực khuẩn (Bacillus).
Hình xoắn – xoắn khuẩn (Spirillum, Spirochete)
Hình cầu (Coccus) tạo thành chuỗi (Strepto-) – Liên cầu khuẩn (Streptococcus).
Hình cầu tạo đám (Staphylo-) – Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus).
Hình tròn sóng đôi (Diplo-) – Song cầu khuẩn (Diplococcus).
Hình dấu phẩy – Phẩy khuẩn (Vibrio)

ÔN TẬP SINH HỌC TẾ BÀO

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC TẾ BÀO


1.      Vi khuẩn tạo năng lượng ở đâu ?. Màng sinh chất.

2.      Vị trí nào quyết định sự trao đổi nước của tb ?. Dịch tb.
3.      Ở tb thực vật bào quan có chức năng tạo tinh bột dự trữ: Vô sắc lạp.
4.      Khi quan sát tb sống muốn nhìn thấy rõ lục lạp thì nhuộm: Ro domin.
5.      Trong tb Euka. Bào quan nào có màng lớn nhất: Lưới nội sinh chất.

Tuesday, July 23, 2013

HÌNH ÔN TẬP THỰC VẬT

Một số hình ôn tập thực vật để các bạn có thể xem và tham khảo.Googluck...!

 photo hinh1_zpsc55bac0e.jpg


 photo hinh4_zpsfcdee2c3.jpg


 photo hinh2_zps69960e0d.jpg  photo hinh3_zpsfb740733.jpg

 photo hinh5_zpsd8723acb.jpg

 photo hinh6_zps2e6eca06.jpg

 photo hinh7_zps1a4dac7f.jpg



 photo hinh8_zps35bf816f.jpg

 photo hinh9_zps22143805.jpg

 photo hinh10_zpsfe21ce87.jpg



 photo hinh12_zps65468c7c.jpg
 photo hinh13_zps228125cf.jpg photo hinh14_zps8bd92778.jpg photo hinh15_zps0af5997e.jpg  photo hinh16_zpscca8e2f5.jpg  photo hinh17_zpsc7a4418e.jpg  photo hinh18_zps5d34fde9.jpg  photo hinh19_zpsf5734915.jpg  photo hinh20_zps35e55929.jpg  photo hinh21_zpsd12b1e03.jpg







 photo hinh35_zps579fbbd2.jpg photo hinh42_zps32544b41.jpg photo hinh43_zps1c7a434d.jpg photo hinh44_zps4bff332f.jpg photo hinh38_zps61ce686c.jpg photo hinh47_zps5ba06b75.jpg photo hinh45_zps7b681fe7.jpg photo hinh46_zpseb6a05f0.jpg photo hinh49_zps1d3e5087.jpg photo hinh50_zpsf66d5666.jpg photo hinh52_zpsad1ccecc.jpg photo hinh51_zpsef165289.jpg photo hinh53_zps3a61a28b.jpg photo hinh54_zpsad8ee1fe.jpg photo hinh55_zpsea03c81f.jpg photo hinh57_zps55b6562a.jpg photo hinh56_zpsf7df4c42.jpg photo hinh58_zps362bc531.jpg